Nói theo phong cách Obama giúp thu hút sự chú ý thính giả
Cũng như việc bắt đầu bài diễn văn một cách hùng hồn sẽ giúp diễn giả thu hút sự chú ý của thính giả,
Barack Obama đã tạo nên một huyền thoại khi ông giành thắng lợi trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Obama đã làm gì? Thưa rằng, cho đến lúc thắng cử, ông chưa làm điều gì cho nước Mỹ ngoài những bài phát biểu vô cùng xuất sắc của mình. Qua những bài phát biểu, ông đã thể hiện được bản lĩnh và trí tuệ của mình. Chưa phải là hành động, chỉ mới bằng tiếng nói, ông đã chinh phục được trái tim của nước Mỹ; bằng những lời kêu gọi, ông đã chạm vào tận sâu bên trong mỗi người dân Mỹ; bằng những khơi gợi, ông đã làm cất lên những tiếng nói nhỏ bé của nước Mỹ …Và như thế, Barack Obama – một người da đen, trẻ tuổi, có tên “ngoại lai” đã chinh phục được trái tim của người dân Mỹ, để rồi họ đã trao quyền điều khiển nước Mỹ vào tay ông.
Cuốn sách NÓI THEO PHONG CÁCH OBAMA phân tích những kỹ thuật hùng biện quan trọng và những kỹ năng trình bày, nói trước công chúng đặc biệt mà Obama đã sử dụng để thể hiện quan điểm của mình cũng như truyền cảm hứng và chinh phục thính giả.
Một nhà lãnh đạo tài năng cần phải thành thục kỹ năng diễn thuyết trước công chúng, đây chính là cách tốt nhất để thuyết phục và trình bày quan điểm của mình.
Chương 1: BÀI DIỄN VĂN BẮT ĐẦU TẤT CẢ
Cột mốc đầu tiên mở ra con đường đi vào sự nghiệp chính trị của Obama là bài diễn văn của ông trong Hội nghị toàn quốc của Đảng Dân chủ vào năm 2004.
Sử dụng cử chỉ và giọng nói một cách hiệu quả
Thiết lập điểm tương đồng: Việc lựa chọn ngôn từ của Obama giúp ông thiết lập một quan điểm chung. Từ những chân lý trong Kinh Thánh, ông liên kết chúng với nước Mỹ và đồng hóa những chân lý này với những điều mà ông tin tưởng, tạo ra một cảm giác mạnh mẽ về sự liên kết. Với những kỹ thuật này, Obama đã bẻ gãy các rào cản và xây dựng những chiếc cầu nối.
Nói về những điều mà khán giả quan tâm
Truyền đạt quan điểm qua cá nhân hóa và sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng: Obama sử dụng những từ ngữ đầy sức sống, những từ mang tính biểu trưng cao, và biến các ý tưởng thành ý tưởng riêng tư của từng người. Lối nói của ông đã vẽ nên những bức tranh trong tâm trí người nghe: Cắt vụn [ý nói là chia rẽ] chúng ta…Tất cả chúng ta là một, tất cả chúng ta đều trung thành với lá cờ sao và vạch [quốc kỳ Mỹ].
Thuyết phục người khác chấp nhận những quan điểm của mình
Các kỹ thuật thuyết phục tuyệt hảo: Đặt các vấn đề cạnh nhau để so sánh những điểm tương đồng và làm nổi bật những dị biệt. Tiến dần đến cao trào và để lại một ấn tượng mạnh mẽ vào phút chót. Đoạn kết thúc mạnh mẽ càng làm tăng nhiệt tình trong lòng thính giả, để lại ấn tượng mạnh trong lòng họ vào phút cuối.
Chương 2: XÂY DỰNG UY TÍN VÀ NIỀM TIN
Barack Obama có một khả năng đáng gờm trong việc thiết lập ấn tượng sâu sắc ngay lần đầu gặp mặt.
Tiếp xúc bằng mắt: Obama không bao giờ ngần ngại trong việc nhìn thẳng vào mắt thính giả
Sự tự tin: Obama đứng trước thính giả trong tư thế vững vàng và hai vai thẳng.
Giọng nói: Đối với Obama, giọng nam trung đầy quyền uy của ông là một tài sản tự nhiên.
Cường độ của giọng nói: tăng cường độ vào những khoảnh khắc quan trọng; nhấn mạnh những từ quan trọng; tăng âm lượng những đoạn cao trào; hạ giọng khi nói những điều gây thất vọng.
Tốc độ nói: Nói chậm khi phát biểu những ý tưởng quan trọng mà ông muốn cho thính giả nhớ lâu, nói rõ ràng và nhanh khi cần thiết để tăng tính thuyết phục.
Cao độ và các sắc thái cảm xúc: Obama là bậc thầy trong việc làm tăng ấn tượng cho điều ông muốn truyền đạt bằng cách thay đổi cảm xúc trong giọng nói
Cử chỉ hiệu quả: Việc sử dụng cử chỉ và ngữ điệu còn tạo ra cảm giác rằng diễn giả hiểu biết tường tận về chủ đề và tha thiết mong mỏi người nghe hiểu được các quan điểm của họ.
Đạo cụ: Việc sử dụng đạo cụ là một phương pháp quan trọng khác giúp tạo ấn tượng và làm nổi rõ các thông điệp chủ yếu.
Bắt đầu một cách mạnh mẽ
Chương 3: VƯỢT QUA CÁC RÀO CẢN
Chấp nhận điều phi lý
Những ước mơ và tiêu chuẩn chung: Obama đã không ngại đề cập mạnh mẽ đến khuyết điểm của mình và sử dụng những suy nghĩ chung như: sức mạnh của chính nghĩa, niềm tin về tương lai của người Mỹ và sự khao khát vươn lên để làm nền tảng cho hàng loạt những suy nghĩ của công chúng Mỹ.
Nhắm vào lịch sử chung: Sự tập trung của Obama vào ước mơ chung, đặc biệt là ước mơ của người Mỹ và những chuẩn mực chung đã khiến ông thu phục được hàng triệu thính giả Mỹ.
Cùng chung hoàn cảnh: tìm cái chung trong nhận thức, tiêu chuẩn, hoàn cảnh, mục tiêu… và thận trọng hướng thích giả về điểm chung đó.
Vận dụng những từ ngữ tạo cảm xúc mạnh mẽ
Sử dụng từ ngữ của những người khác
Chương 4: CHINH PHỤC NHỮNG CON TIM VÀ KHỐI ÓC
Điều gì khiến Obama chiếm được cảm tình thính giả và vận dụng được tài diễn thuyết của mình?
Hiểu thấu tâm tư thính giả: Chỉ nên nói những điều người nghe thích nhất, muốn nghe nhất, quan tâm nhất.
Không phải lúc nào cũng trình bày hàng loạt quan điểm
Vận dụng những chi tiết hiệu quả: phải dành thời gian sưu tập những chi tiết giúp tạo cảm tình với thính giả.
Đặt mình vào địa vị, hoàn cảnh của thính giả: đặt mình vào người khác và bày tỏ những trải nghiệm quí báu sẽ giúp câu chuyện trở nên thân mật và tạo được độ tin cậy.
Mối tương quan 1 – 1: Việc phối hợp từ “tôi” với từ “bạn” cũng là cách gần gũi và tạo cảm tình mạnh mẽ.
Tạo cảm tình gần gũi: Sử dụng từ “chúng ta” sẽ giúp tạo nên cảm giác thân thiện giữa “tôi và bạn”.
Chương 5: CHUYỂN TẢI TẦM NHÌN
Chương này nghiên cứu những kỹ thuật Obama sử dụng để chuyển tải quan điểm một cách minh bạch, thích đáng và thuyết phục.
Tham khảo lịch sử và những vấn đề quen thuộc: khi đặt những ý tưởng quan trọng vào một bối cảnh lịch sử, chúng có thể trở nên dễ tiếp thu.
Sử dụng những từ ngữ mô tả để làm công cụ minh họa
Khai thác việc trình bày vấn đề bằng các biểu tượng
Nhân cách hóa các ý tưởng và gán cho các ý tưởng những thể cách đặc trưng
Chỉ cung cấp vừa đủ chi tiết
Tạo ra những hình ảnh sống động
Vận dụng việc nhắc lại chuyện xưa
Minh họa bằng những giai thoại/ câu chuyện
Chương 6: NHẤN MẠNH QUAN ĐIỂM
Ưu tiên hóa và tập trung vào chủ đề
Sử dụng câu hỏi tu từ
Sử dụng biện pháp lặp lại hiệu quả
Thay đổi tốc độ nói và lên xuống giọng
Giao tiếp bằng khẩu hiệu và điệp khúc
Chương 7: KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC
Kêu gọi sự gật đầu đồng tình
Sắp xếp thứ tự của ý tưởng
Sử dụng câu hỏi phi tu từ
Xoa dịu sự chống đối: Obama xoa dịu những lời nhận xét cho rằng sự tập trung của ông vào niềm hi vọng là hão huyền: “Hi vọng không phải là thái độ lạc quan tếu. Chúng ta không thể phớt lờ những khó khăn của nhiệm vụ trước mắt hay những rào cản đang chắn trên con đường phía trước…Nhưng tôi biết rõ điều này. Tôi biết rằng hi vọng chính là sức mạnh dẫn đường đằng sau những thay đổi mà đất nước này sẽ tạo ra…”
Sử dụng kỹ thuật so sánh và tương phản: “Chúng ta quan sát ngày hôm nay không phải là chiến thắng của một đảng, mà là lễ kỷ niệm cho sự tự do – biểu tượng của sự kết thúc và sự khởi đầu – báo hiệu cho quá trình phục hồi lẫn sự thay đổi.”
Chương 8: ĐỐI DIỆN VÀ VƯỢT QUA NHỮNG BẤT BÌNH
Obama đã tỏ ra có một khả năng đáng nể giúp vượt qua những bất bình để sau đó lại phát triển thêm uy tín.
Hiểu rõ các mục tiêu
Chỉnh sửa lối diễn đạt: sự khiêm tốn và hòa nhã cũng góp phần quan trọng trong việc xoa dịu những bất bình.
Chỉnh trang hình ảnh của bạn: việc tập trung các đạo cụ thích hợp có thể gửi đi một thông điệp tô đậm tình cảm chẳng kém gì ngôn ngữ cơ thể và giọng nói.
Chỉnh trang cuộc đối thoai: chuyển hướng nhanh cuộc đối thoại đang diễn ra cũng là một kỹ thuật hiệu quả khi đối diện với những tình huống khó khăn.
Thẳng thắn nhận lỗi: “Thưa quí vị, tôi biết là đã làm cho quí vị rất bận tâm trong tuần này vì những lời bình phẩm mà tôi đã đưa ra từ tuần trước. Thậm chí một số trong quí vị còn khá cay đắng với những bình phẩm ấy. Như đã nói hôm qua, tôi rất ân hận vì một số ngôn từ đã chọn…”
Chương 9: THÔI THÚC NGƯỜI KHÁC HÀNH ĐỘNG VÀ ĐỂ LẠI NHỮNG ẤN TƯỢNG MẠNH MẼ SAU CÙNG
Cũng như việc bắt đầu bài diễn văn một cách hùng hồn sẽ giúp diễn giả thu hút sự chú ý của thính giả, một đoạn kết thúc tuyệt vời với những lời nhận xét gây xúc động sẽ để lại trong lòng người nghe một ấn tượng tích cực có thể tác động đến quan điểm, sự lựa chọn, và hành động của họ sau này.
Truyền cảm hứng cho những người khác hướng đến những thành tựu vĩ đại: Vì Obama thường kết thúc các bài diễn văn một cách “mạnh mẽ” nên ông thường sử dụng các từ ngữ chuyển tải những khát vọng lớn, truyền cảm hứng và thôi thúc người nghe.
Sắp đặt một chuỗi vấn đề tăng dần kịch tính
Lặp lại những điệp khúc và các khẩu hiệu: Khi chấm dứt các bài diễn văn một cách mạnh mẽ, Obama lần lượt nhắc lại các chủ đề và các khẩu hiệu quan trọng.
Kết hợp tất cả các dữ kiện để có được đoạn kết mạnh mẽ
Chương 10: BÀI DIỄN VĂN TẠO NÊN LỊCH SỬ MỘT LẦN NỮA
Bài diễn văn chấp nhận sự đề cử tranh cử tổng thống của Obama đọc ngày 28/8/2008, để chứng tỏ năng lực, ông đã sử dụng rất nhiều kỹ thuật hùng biện nhằm trình bày một bài diễn văn phi thường làm rung động bao con tim, khối óc, chuyển tải tầm nhìn, làm sáng tỏ các quan điểm, thuyết phục và để lại ấn tượng mạnh mẽ.
Ông đã nhắm đến những bất lợi có khả năng xảy ra; nhấn mạnh đến những giá trị chung và lịch sử; sử dụng các ngôn từ trong Kinh Thánh; những ngôn từ mang tính biểu tượng của nước Mỹ; cụ thể hóa các thông điệp bằng việc tham khảo từ những trải nghiệm của chính ông; cung cấp các chi tiết chọn lọc để làm rõ các quan điểm của mình; những hình ảnh sống động và những đoạn tham khảo mang tính biểu tượng; giải quyết những quan điểm chống đối; vận dụng khéo léo các kỹ thuật lặp lại; những câu hỏi để làm tăng tính chất hùng biện, và những câu hỏi yêu cầu sự đáp ứng của thính giả.
Đây là bài diễn văn “hoành tráng”, “phi thường”, “truyền cảm hứng”, “khơi gợi cảm xúc”, “khơi gợi tinh thần đoàn kết”, và là “bài diễn văn hay nhất kể từ thời tổng thống Kennedy”. Cách truyền đạt mạnh mẽ và thuyết phục của Obama đã đưa ông vị trí nhà hùng biện thuyết phục nhất và tài giỏi nhất trong thời đại chúng ta.
Leave a Reply