Nghề trợ giảng và bí quyết thành công trong công việc

Linh còn nhớ có lúc làm cho lớp học phần lớn là sinh viên Úc. Có những lúc, các sinh viên đưa ra những câu hỏi hóc búa cũng như tranh luận để thử thách xem khả

Nhiều người quan niệm, chỉ những người giỏi mới có thể tham gia vào nghề trợ trảng và trở thành trợ giảng. Điều này đúng bởi để có thể được chấp thuận trở thành trợ giảng cho giảng viên, sinh viên đó phải đảm bảo có lượng kiến thức về ngành vững và phong phú, có kỹ năng giao tiếp và truyền đạt tốt

Với sinh viên quốc tế thì làm trợ giảng được xếp vào loại công việc ‘hàn lâm’ vì yêu cầu cao và tiền lương khá.
Lê, hiện đang làm nghiên cứu sinh ngành công nghệ thông tin tại trường Đại học Monash, cho biết yêu cầu của công việc này là sinh viên thường học từ năm thứ ba trở lên và có kết quả tốt của môn học mà họ dự định xin trợ giảng (đạt điểm trên 80% ). “Trường Monash có hệ thống đăng ký trực tuyến. Thường thì trường sẽ thông báo tuyển trợ giảng trước ngày khai giảng khoảng một tháng. Sinh viên nào quan tâm thì cứ nộp đơn. Đồng thời, các bạn nên email cho giảng viên phụ trách môn học đó để họ nắm được thông tin cũng như điểm mạnh của bạn.”
Công việc này đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt và vốn kiến thức phong phú. “Sinh viên Việt Nam nếu xét về trình độ toán học và các môn khoa học thì rất khá, vì vậy điều chủ yếu còn lại là kỹ năng giao tiếp và viết bằng tiếng Anh có tốt hay không. Bên cạnh đó, trợ giảng cần phải chú ý chuẩn bị bài giảng kỹ càng trước khi lên lớp ngoài việc hiểu các nguyên lý và nội dung của môn học mình dạy. Kỹ năng tâm lý – nhận biết trình độ sinh viên cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình làm việc vì như vậy mình sẽ phân bổ thời gian cho các sinh viên trong lớp hợp lý”, Lê cho biết.
Theo mức lương của trường Monash thì một tiếng trợ giảng là khoảng 90 đô Úc. Tuy nhiên, số tiền này không phải chỉ dành cho một tiếng trợ giảng trên lớp mà còn tính cho cả thời gian chuẩn bị bài, chấm bài, hỗ trợ sinh viên sau giờ học, họp với giảng viên chính – tương đương với hai tiếng. Như vậy, trung bình là 30 đô Úc/giờ. Số thời gian hai tiếng này sẽ được giảng viên thảo luận cùng trợ giảng để có sự phân chia hợp lý.
Lê chia sẻ: “Mình đã từng làm việc với một giảng viên kỹ tính vô cùng. Ông ấy tính toán từng phút, từng giờ. Mình phải giải trình, nộp báo cáo về vấn đề sử dụng thời gian mỗi tuần trong khi chuẩn chung về thời gian thì đã có sẵn. Chẳng hạn như thời gian chuẩn bị bài theo quy định chung là từ 1,5-2 tiếng nhưng ông ấy cứ ép giảm xuống còn một tiếng do mình đã dạy môn này hai học kỳ. Mình thấy vô lý nên tranh cãi đến cùng dù với mình 1-2 tiếng đó không có vấn đề gì. Mình sẵn sàng dành thêm thời gian để phụ ông ấy nếu công việc quá nhiều. Thế nhưng nếu mình không nói thì người ta sẽ nghĩ rằng mình không biết gì hoặc do mình là sinh viên quốc tế, tiếng Anh chưa giỏi để tranh cãi và từ đó sẽ tiếp tục lấn lướt.”
Những niềm vui từ công việc
Bên cạnh những căng thẳng và ‘sự cố’ như trường hợp Lê vừa nêu trên, những ai đã từng trải qua công việc trợ giảng đều có chung nhận xét là công việc này giúp ích cho các bạn rất nhiều trong học tập cũng như nghề nghiệp sau này. Với những sinh viên đang làm nghiên cứu sinh thì việc giảng dạy giúp các bạn phát triển khả năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình để tham gia các buổi diễn thuyết vốn là một phần không thể thiếu trong quá trình học. Ngoài ra, các bạn còn tích lũy được kinh nghiệm đánh giá sinh viên, lập kế hoạch giảng dạy nếu sau khi tốt nghiệp vẫn mong muốn tiếp tục ‘sự nghiệp’ giảng dạy. Thông thường, trợ giảng là bước khởi đầu cho những nghiên cứu sinh có ý định trở thành giảng viên tại các trường đại học.
Linh, hiện đang làm nghiên cứu sinh tại trường La Trobe, kể lại: “Công việc này quả thật rất thú vị bởi mình có cơ hội kết bạn với nhiều người, học hỏi được rất nhiều điều mới mẻ. Linh còn nhớ có lúc làm trợ giảng cho lớp học phần lớn là sinh viên Úc. Có những lúc, các sinh viên đưa ra những câu hỏi hóc búa cũng như tranh luận để thử thách xem khả năng của mình đến đâu. Khi họ tìm được câu trả lời thỏa đáng, mọi việc trở nên dễ dàng. Lúc đó, mình cảm thấy vui vì đã vượt qua được một chặng đường nữa.”
Hoàng Minh, tốt nghiệp cử nhân khoa Kiến trúc Đại học RMIT, từng làm trợ giảng ngay khi còn là sinh viên năm thứ hai, cho biết: “Khi đi dạy, mình chịu áp lực nhiều hơn từ phía sinh viên – họ sẽ hỏi những câu hỏi mà mình chưa từng nghĩ đến hoặc chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề đó theo góc độ như vậy. Vì vậy, mình có động lực để nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề, ý tưởng hoặc công trình đã từ lâu mình tìm hiểu.”
Chắc hẳn những ai từng làm công việc này sẽ không thể quên được những khoảnh khắc đầu tiên đứng lớp. Hồi hộp, băn khoăn không biết liệu mình có chuyển tải hết được kiến thức đến sinh viên hay chưa, các sinh viên sẽ đón nhận bài giảng của mình ra sao, mình đã tạo được ấn tượng như thế nào để sinh viên không chuyển lớp khác…
“Những lớp mình dạy thường là sau đại học. Học viên đa phần là những người lớn tuổi hoặc công nhân viên chức đến từ các nước khác nhau. Khi mình giúp được họ hiểu được bài giảng trong lớp, kết thúc môn học và đạt kết quả tốt, họ email cho mình gửi lời cám ơn. Có người đã trở về nước rồi còn gửi thư mời dự lễ cưới”, Lê cười.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *