Bí kíp viết cv xin việc chuẩn, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng
Khả năng giải quyết vấn đề. Ví dụ: “Tôi đã tham gia đề tài giải quyết vấn đề nghỉ học của sinh viên.
CV là yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên trong hồ sơ xin việc của một ứng viên vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người tuyển dụng. Chinh vì thế, việc trình bày và nội dung bên trong CV ảnh hưởng rất lớn đến quyết định bạn có được gọi đến tham gia phỏng vấn hay không.
CV của bạn không nhất thiết phải theo một quy tắc hay khuôn mẫu chung nào, nhưng để có được CV hoàn hảo, thuyết phục được nhà tuyển dụng thì các bạn cần chú ý đến những thông tin sau:
1. Thông tin cá nhân
– Họ và tên: nên viết hoa, in đậm và tránh ghi biệt danh.
– Giới tính
– Năm sinh
– Địa chỉ liên hệ: dùng địa chỉ có thể của bố mẹ, hoặc của họ hàng, bạn bè (ưu tiên người có liên hệ thường xuyên và đáng tin cậy với bạn)
– Email: ghi rõ địa chỉ email của bạn, vì phần lớn các nhà tuyển dụng thường liên lạc với các ứng viên qua email.
– Website: ghi địa chỉ website của bạn nếu như trang web này thể hiện khả năng, nguyện vọng nghề nghiệp của bạn.
– Số điện thoại
– Ảnh chân dung cá nhân 3×4
2. Công việc dự tuyển
– Trình bày cụ thể và rõ ràng nguyện vọng của bạn. Ví dụ: Một công việc thư ký đòi hỏi ứng viên phải có khả năng giao tiếp, thương lượng và soạn thảo văn bản bằng tiếng Anh tốt.
– Không nên viết một cách chung chung hoặc mơ hồ. Ví dụ: Mong muốn mở mang kiến thức trong lĩnh vực hành chính văn phòng.
3. Học vấn
– Bạn là sinh viên vừa tốt nghiệp không có nhiều kinh nghiệm thì nên đưa phần học vấn lên trước.
– Nếu là ứng viên đã có kinh nghiệm, các bạn có thể đưa phần kinh nghiệm lên trước phần học vấn.
– Nêu tên trường, khoa, chuyên ngành, bằng cấp (cử nhân, thạc sĩ…), niên khóa (2004 -2007)…
– Các chứng chỉ các khóa học ngắn hạn có liên quan (nếu có)
– Điểm trung bình (nếu điểm trung bình trên 7)
– Những thành tích học tập, học bổng, khen thưởng (nếu có)
4. Kinh nghiệm làm việc
Các bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách:
· Theo thứ tự công việc gần nhất
· Theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất
· Các thành quả đạt được trong công việc
· Bổ sung kinh nghiệm làm thêm hoặc tình nguyện
5. Các kỹ năng liên quan
– Khả năng giải quyết vấn đề. Ví dụ: “Tôi đã tham gia đề tài giải quyết vấn đề nghỉ học của sinh viên. Tôi đã phỏng vấn một số sinh viên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để hạn chế sinh viên bỏ học. Kết quả là lượng sinh viên bỏ học đã giảm 22% sau 4 tháng áp dụng.”
– Khả năng giao tiếp – kỹ năng thuyết trình. Hãy liệt kê các lần phát biểu trước công chúng, những bài diễn thuyết ở hội thảo của bạn. Ví dụ, “Tôi đã từng được mời phát biểu trong kỳ Đại hội Hội sinh viên tỉnh năm 2014”
– Khả năng trình bày
– Khả năng quản lý thời gian
– Khả năng quản lý dự án
– Một số kỹ năng khác, sở trường đặc biệt làm bạn nổi bật hơn các ứng viên khác.
6. Ngôn ngữ
Các bạn nên trình bày súc tích, và tránh viết dài dòng hay thể hiện thái quá.
Khi đã hoàn thành các mục đề cập ở trên, các bạn nên kiểm tra lại lời văn của mình, cũng như lỗi chính tả để sửa kịp thời trước khi gửi đến nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công.
Leave a Reply