Cơ hội việc làm cho ngành Luật Việt Nam
Nếu bạn thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cả.
Nếu bạn là sinh viên Luật thì chắc hẳn người thân hoặc bạn bè của bạn phần lớn sẽ nghĩ sau này ra trường bạn sẽ làm luật sư, thẩm phán, kiểm soát viên hay làm việc cho các cơ quan nhà nước. Đó là theo quan điểm của 10 năm về trước khi phạm vi việc làm của ngành Luật chưa rộng. Nhưng giờ đây thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi theo học ngành nghề này, vì hiện nay có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường cho những ai theo học ngành Luật.
1. Luật sư, thẩm phán, kiểm soát viên
Đây là những nghề truyền thống đã có từ rất lâu đối với những ai học chuyên ngành Luật. Những công việc này thường sẽ do Nhà nước quy định về tiêu chuẩn và quy trình cấp chứng chỉ hành nghề hay bổ nhiệm. Vì đây là những công việc khó, đòi hỏi chuyên môn cao nên thời gian đào tạo thường lâu hơn so với các nghề khác.
Để trở thành Luật sư, bạn phải có băng chứng cử nhân Luật, chứng chỉ lớp đào tạo luật sự và tập sự một năm tại các tổ chức hành nghề luật sư mới đủ điều kiện dự thi để được cấp chứng chỉ hành nghề. Thời gian để học lấy chứng chỉ luật sư thường kéo dài 6 – 7 năm, thậm chi còn lâu hơn nếu bạn không qua kỳ thi để lấy chứng chỉ hành nghề.
2. Công chức nhà nước
Nếu bạn muốn làm nhân viên nhà nước thì bạn có thể lựa chọn con đường trở thanh công chức. Hắng năm, các cơ quan nhà nước thường tổ chức các cuộc thi công chức nhắm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Đừng lo lắng nếu bạn cho rằng chỉ tiêu tuyển dụng ít, vì rất nhiều cơ quan Nhà nước các cấp từ cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hằng năm. Do đó, sẽ có rất nhiều vị trí cho bạn ứng tuyển.
3. Pháp chế doanh nghiệp
Trong nền kinh tế mở như hiện nay, rủi ro về pháp lý trong kinh doanh là rất lớn nếu các doanh nghiệp không biết cách phòng tránh. Tuy nhiên, việc dự đoán và tránh các rủi ro pháp lý không phải ai cũng có thể làm được, mà cần có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp hiện nay có hẳn một phòng ban pháp chế để tư vấn, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, tránh những sai phạm có thể xảy ra.
Ngoài ra, ở vị trí này bạn có thể tham gia đội ngũ pháp chế trong các ngân hàng thương mại. Vì hoạt động của ngân hàng thường gắn liền với hợp đồng, đầu tư…nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và đội ngũ pháp chế là một phần không thể thiếu của họ để đảm bảo hợp đồng không bị vô hiệu, hoạt động của ngân hàng không vi phạm pháp luật. Không những thế, các ngân hàng thường có các phòng ban khác cần phải dùng đến nhân sự ngành Luật như: đầu tư, doanh nghiệp, thu hồi nợ, tố tụng…
4. Công chứng viên
Công chứng viên cũng là một nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề, nghĩa là bạn phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả để được cấp chứng chỉ.
Công chứng viên thực hiện công việc xác nhận giao dịch, hợp đồng nào phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nghề này đòi hỏi người thực hiện công chứng phải có sự hiểu biết về pháp luật và có tinh thần trách nhiệm cao.
5. Giảng viên luật
Nếu bạn thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cả. Hiện nay, hầu hết các trường đại học đều cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật đại cương hay chuyên ngành. Chính vì thế, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng. Làm giảng viên bạn sẽ có cơ hội để nghiên cứu luật chuyên sâu.
Leave a Reply